3 Lăng Mộ Nguy Hiểm Và Bí Ẩn Nhất Trung Quốc

3 Lăng Mộ Nguy Hiểm Và Bí Ẩn Nhất Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhân vật lịch sử lừng danh. Trong đó phải kể đến ba cái tên đó là Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên và Thành Cát Tư Hãn. Các bạn có thể bắt gặp ba nhân vật lịch sử này trên đài bái tivi, trên các bộ phim thậm trí tên tuổi của họ còn gắn với các đại danh, mốc lịch sử thiêng liêng của nước Nhà.

Và đến tận bây giờ khi họ mất đi phần mộ của họ vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học muốn tìm hiểu vì những bí ẩn bên trong đó. Những ngồi mộ đó đều được xây dựng một cách kiên cố, chủ nhân ngôi mộ đã bỏ ra rất nhiều công sức để thiết lập khu quần thể mộ rất phức tạp mà khi tiếp cận có rất nhiều nguy hiểm cho những người muốn khám phá chúng.

Công Viên tâm linh Lạc Hồng Viên xin chia sẻ về 3 ngôi mộ bí ẩn nhất trong lịch sử Trung Quốc

1. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa. Tần Thủy Hoàng không ngừng cho người đi tìm thuốc trường sinh, nhưng cũng bận rộn trong việc xây dựng lăng mộ của chính mình.

Nghiên cứu năm 2017 của các nhà khảo cổ Trung Quốc, dựa vào văn tự cổ, cho thấy hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa luôn muốn sống mãi mãi. Tài liệu cổ viết rằng các quan chức địa phương báo cáo về việc không tìm thấy thuốc trường sinh, nhưng sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm. Ở một nơi khác có loại thảo dược bí ẩn, có thể có hiệu quả.

Trên thực tế, quá trình xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu từ trước khi ông lên ngôi hoàng đế. Khi lên nắm quyền năm 13 tuổi, ông ngay lập tức cho xây dựng nơi an nghỉ vĩnh hằng. Nhưng chỉ đến khi Tần thủy Hoàng trở thành hoàng đế, quá trình xây dựng lăng mộ mới được đẩy mạnh và mở rộng.

Ước tính có 700.000 người tham gia vào việc xây lăng mộ ở tỉnh Thiểm Tây, mất 38 năm mới hoàn tất. Điều đáng nói là lăng mộ chỉ thực sự hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời.

Ngày nay, thông tin về lăng mộ hoàng đế Trung Quốc được tìm thấy trong các bản ghi chép của nhà sử học thời Hán, Tư Mã Thiên. Đó là căn phòng chôn cất chứa đầy những kho báu quý hiếmm được thu thập từ khắp nơi.

Bên trong nơi đặt di hài Tần Thủy Hoàng còn có mô hình của những dòng sông lớn nhỏ trên mặt đất, trông như thật nhờ thủy ngân. Tư Mã Thiên còn nhắc đến bầu trời đêm lấp lánh ánh trăng sao từ những viên ngọc trai phát sáng được dùng để trang trí mái vòm khu lăng mộ.

Để bảo vệ khu lăng mộ, giúp hoàng đế an nghỉ vĩnh hằng, người thời xưa đã xây dựng hàng loạt cạm bẫy bao gồm cung nỏ, máy bắn tên tự động… Các loại vũ khí này được thiết kế để có thể giết chết bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm.

Con trai Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh chôn sống các thê thiếp không có con với cha, để có thể đi tiếp cùng ông ở thế giới bên kia. Sau khi lễ an táng kết thúc, lối vào lăng mộ bị bịt kín. Những người tham gia vào công tác xây dựng cũng bị nhốt bên trong để không ai có thể tiết lộ bí mật ra ngoài. Cuối cùng, thực vật được trồng trên lăng mộ để tạo thành một ngọn đồi nhân tạo.

Mãi đến 2.000 năm sau, một nhóm nông dân Trung Quốc tình cờ đào được một chiến binh đất nung. Cuộc khai quật quy mô lớn để lộ ra đội quân đất nung 2.000 người. Nhưng đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ.

Các nhà khảo cổ dự đoán có tới 8.000 tượng đất nung bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế, vốn chưa từng được khai quật.

Trung Quốc hiện chưa có kế hoạch khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Bởi hơn 2.200 năm trôi qua nhưng nhiều khả năng các cạm bẫy vẫn hoạt động. Mối lo ngại khác là hàm lượng thủy ngân rất cao ở địa cung. Thủy ngân vốn là một chất kịch độc đe dọa tính mạng con người dù chỉ với hàm lượng rất nhỏ.

Bên cạnh đó, công nghệ hiện tại chưa thể giúp khám phá khu lăng mộ cổ xưa rộng lớn. Chỉ cần để các hiện vật lộ diện trước ánh sáng Mặt trời và không khí cũng đủ để hủy hoại hoàn toàn.

Các chuyên gia cho rằng việc liều lĩnh khai quật nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng có thể làm hỏng sự cân bằng của cấu trúc ngầm, gây ra tổn thất khó lường. Đó là lý do Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa mạo hiểm mở phong ấn lăng mộ.

2. Lăng Võ Tắc Thiên

Lăng mộ của Võ Tắc Thiên nằm ở Lương Sơn thuộc huyện Can, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bên trong lăng mộ có vô số châu báu vì thế đã bị rất nhiều kẻ trộm mộ viếng thăm, theo ghi chép lịch sử, tổng cộng có 17 lần lăng mộ bị trộm, còn có vô số lần nhưng không được ghi chép lại.

Trong đó có 3 lần trộm mộ nổi trội nhất. Lần đầu tiên là Hoàng Sào thời nhà Đường: để phát triển quân đội, Hoàng Sào đã đưa đội quân 400.000 người đến đào lăng mộ Võ Tắc Thiên, ông ta nhanh chóng san bằng phân nửa ngọn núi Lương Sơn, nhưng lại không tìm thấy được cửa vào của lăng mộ.

Lần thứ hai là tiết độ sứ Ôn Thao thời kỳ Ngũ Đại, để hoàn thành mục tiêu trộm “18 lăng mộ thời nhà Đường”, ông ta cũng đã có ý định đào mộ Võ Tắc Thiên nhưng lại liên tục gặp phải thời tiết kì lạ trong lúc chuẩn bị trộm mộ khiến binh lính sợ đến mức nhanh chóng tháo chạy.

Lần thứ ba là khi Tôn Liên Trọng thời quốc dân đảng đưa quân đội đến đào mộ, khi chuẩn bị vào trong thì 7 binh lính nôn ra máu chết tại chỗ một cách rất kì lạ.

Ngày nay, lăng mộ Võ Tắc Thiên khổng lồ hiển hiện trước mắt, thu hút hàng triệu khách tham quan, lại chưa bị khai quật, nên đây được coi là một trong những lăng mộ bí ẩn nhất Trung Hoa.

3. Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là người từng thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến biển Caspi. Khi qua đời, ông yêu cầu được chôn cất trong bí mật. Vì vậy, một đội quân đưa tang đã đưa di hài của người thủ lĩnh về nhà, giết chết bất cứ ai tình cờ có mặt trên đường để che giấu tung tích của ngôi mộ. Đến khi vị vua Mông Cổ được đặt tại nơi an nghỉ cuối cùng, các binh lính của ông  điều khiển đàn ngựa 1.000 con xóa bỏ bất kỳ dấu vết nào còn sót lại của khu mộ.  Trong vòng 800 năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, không một ai lần được dấu tích nào về nơi ông yên nghỉ. 

Có giả thiết rằng, mộ của Thành Cát Tư Hãn ở kỳ Otog thuộc địa cấp thị Ordos, Khu tự trị Nội Mông. Một giả thiết khác cho rằng mộ ông ở núi Lục Bản thuộc Khu tự trị Ninh Hạ, và giả thiết thứ 3 là nằm ở núi Altai, phía bắc Tân Cương. 
Trải qua hàng trăm năm, rất nhiều đoàn thám hiểm, các nhà khảo cổ học, hàng chục ngàn tình nguyện viên đã thực hiện nhiều cuộc hành trình để truy tìm vị trí lăng mộ của vị đại hãn huyền thoại này, nhưng cho tới ngày nay, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là một ẩn số.

Còn Theo văn học dân gian, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông-Bắc. Khi còn trẻ, ông từng giấu mình khỏi kẻ thù trên chính ngọn núi trên và thề sẽ quay lại khi qua đời. Tuy nhiên, các học giả đều có những quan niệm bất đồng về vị trí chính xác, nếu có, của lăng mộ Thành Cát Tư Hãn trên đỉnh núi. 

Theo nhà thám hiểm Marco Polo, khi chôn quan tài của Thành Cát Tư Hãn, những người khiêng quan tài đều bị giết chết, ngôi mộ được chôn sâu bên dưới, giữa một vùng đất rộng lớn, không để lại bất cứ dấu vết nào, tất cả những người đào mộ đều cũng đều bị xử tử.

Xem thêm: Top 5 Nghĩa Trang Kinh Dị Của Thế Giới

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn & đăng ký thăm quan MIỄN PHÍ 100%

NVKD MR MẠNH

Địa chỉ: Phòng 4B, Tầng 4, Toà Nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 097 1177 368 (24/7 liên hệ dự án MIỄN PHÍ)

Email: manh.lhv@gmail.com

Đăng Ký Thăm Quan Miễn Phí

Quý Khách Hàng gọi Khách Hàng gọi 0971177368 hoặc gửi email để đăng ký thăm quan miễn phí vào chiều thứ 7 hàng tuần.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần đầu tư xây dựng & thương mại toàn cầu

Trụ sở: Chủ Đầu Tư: Số 683 Lạc Long Quân, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Tel: 0971177368

Email: manh.lhv@gmail.com

Đơn vị quản lý khai thác dịch vụ:

Chi nhánh Công ty Cổ Phần đầu tư xây dựng & thương mại toàn cầu - Lạc Hồng Viên

Địa chỉ: Đơn Vị Được Giới Thiệu Và Phân Phối NirVaLand : Phòng 4B, Tầng 4, Tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chat Zalo